

Liên quan đến câu hỏi của bạn đọc về nội dung viện trợ, Cục QLN&TCĐN có ý kiến như sau:
Khoản 1 Điều 23 Thông tư số 23/2022/TT-BTC ngày 06/4/2022 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý tài chính nhà nước đối với nguồn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước quy định “1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20 tháng 5 năm 2022 và thay thế Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 12 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước”.
Điều 24 Thông tư số 23/2022/TT-BTC nói trên quy định: “1…. Và các khoản viện trợ không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam được phê duyệt trước ngày có hiệu lực của Nghị định số 80/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (ngày 17 tháng 9 năm 2020) tiếp tục theo quy định tại Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 đến thời điểm kết thúc khoản viện trợ được nêu trong Quyết định phê duyệt của cấp có thẩm quyền”.
Như vậy, đối với các khoản viện trợ không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức được phê duyệt sau ngày 17/9/2020, chế độ quản lý tài chính vốn viện trợ được thực hiện tại Chương IV Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08/7/2020 của Chính phủ và Thông tư số 225/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010. Đến thời điểm Thông tư số 23/2022/TT-BTC có hiệu lục (ngày 20/5/2022), chế độ quản lý tài chính vốn viện trợ sẽ thực hiện theo quy định tịa Nghị định số 80/2020/NĐ-CP và Thông tư số 23/2022/TT-BTC.
Đối với việc xử lý tình huống cụ thể là kho bạc nhà nước hay cơ quan tài chính thực hiện thanh toán kinh phí viện trợ đã ghi chi tạm ứng đối với khoản viện trợ phát sinh trong thời gian từ ngày 17/9/2020 đến 20/5/2022 phải căn cứ vào hồ sơ cụ thể của dự án để xử lý theo quy định.