THỨ SÁU 25/7/2025 11:18
Hỏi:
Trong quá trình nghiên cứu Luật số 57/2024/QH15, tôi xin gửi tình huống đấu thầu cụ thể như sau:

Theo Khoản 1 Điều 42 Luật số 57/2024/QH15 quy định: “Đấu thầu trước là việc thực hiện trước một số thủ tục trước khi điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài hoặc trước khi dự án được phê duyệt đầu tư nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án”.

Tại Khoản 2 Điều 42 Luật số 57/2024/QH15 quy định: Gói thầu có thể thực hiện đấu thầu trước bao gồm: “a) Gói thầu mua sắm hàng hóa đã xác định rõ phạm vi cung cấp, yêu cầu kỹ thuật;...”

Tôi xin hỏi, các gói thầu mua sắm hàng hóa đã xác định rõ phạm vi cung cấp, yêu cầu kỹ thuật có thể thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu sau khi dự án được phê duyệt đầu tư và trước khi thiết kế kỹ thuật duyệt có được không?

23/07/2025
Trả lời:

Theo quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 42 Luật Đấu thầu năm 2023 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 4 Luật số 57/2024/QH15), một trong các gói thầu có thể thực hiện đấu thầu trước gồm gói thầu mua sắm hàng hóa đã xác định rõ phạm vi cung cấp, yêu cầu kỹ thuật. Các thủ tục được thực hiện trước khi dự án được phê duyệt hoặc trước khi ký kết điều ước quốc tế, gồm: a) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu; b) Xác định danh sách ngắn (nếu có); c) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu; d) Đánh giá hồ sơ dự thầu; đ) Xét duyệt trúng thầu, xác định nhà thầu trúng thầu. Việc ký kết hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi dự án được phê duyệt đầu tư.

Theo đó, việc thực hiện đấu thầu trước tuân thủ quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án. Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa sau khi dự án được phê duyệt đầu tư thì đây không phải đấu thầu trước, quy trình thủ tục thực hiện đấu thầu căn cứ quy định tại Điều 43 của Luật Đấu thầu năm 2023.

Gửi phản hồi: